Để thiết kế một không gian bếp mới hoặc lựa chọn những giải pháp cho nội thất của bếp, điều đầu tiên mà ai cũng cần quan tâm chính là bố cục của bếp. Bố cục này được hiểu là việc định hình và sắp xếp những quầy bếp, phụ kiện, thiết bị, thậm chí cần phải quan tâm cả những không gian để cất chứa đồ.
Sơ đồ bố trí này sẽ tạo nên những “tam giác” làm việc của nhà bếp – con đường mà bạn sẽ di chuyển từ tủ lạnh đến bồn rửa, đến các bếp lò để chuẩn bị cho bữa ăn của gia đình.
Có 4 bố cục thường được áp dụng trong các thiết kế tủ bếp ngày nay – đó là G, L,U, I và bếp có đảo bếp. Tùy vào từng trường hợp để tối ưu diện tích hay công năng mà gia chủ có thể thêm thắt những chi tiết với điểm nhấn thích hợp.
Cùng xem qua 4 bố cục để tìm ra đâu là căn bếp phù hợp nhất cho không gian nhà bạn.
Sơ đồ chữ L
Trong cách bố trí nhà bếp hình chữ L, một tam giác làm việc được tạo nên từ hai không gian quầy tủ liền kề và vuông góc với nhau. Lợi ích của nó là không chỉ di chuyển thuận tiện mà còn mở rộng không gian, giúp các bà nội trợ dễ dàng trò chuyện với gia đình, bạn bè khi chuẩn bị thức ăn.
Trong không gian có diện tích rộng, các đầu bếp hoặc các bà nội trợ có thể sử dụng từng quầy riêng lẻ để tạo ra những món ăn khác nhau mà không lo lẫn lộn nguyên liệu. Để tối ưu không gian, nhiều thiết bị nhà bếp như lò vi sóng, lò nướng… có thể được thiết kế ẩn vào tường hoặc hộc tủ mà không lo chiếm quá nhiều diện tích.
Sơ đồ chữ G:
Tủ bếp với thiết kế hình G là một biến tấu của bếp chữ U khi đều có cùng không gian quầy tủ ở 3 mặt. Tuy nhiên, tủ bế chữ G sẽ tích hợp thêm bếp đảo, tận dụng không gian để làm bàn ăn hoặc quầy bar trang trí. Gian bếp lúc này sẽ trở nên ấn tượng hơn rất nhiều.
Sơ đồ chữ I: